Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

TÌM HIỂU VÀ PHÒNG TRÁNH BỆNH LÒI DOM

Bệnh lòi dòm là cái tên gần gũi được những người xưa đặt cho bệnh nhân mắc trĩ. Là hiện tượng một phần đôi khi có thể là toàn bộ trực tràng sa xuống phía dưới hậu môn. Bệnh được phát hiện đa số ở những người có thể chất suy dinh dưỡng, bị lỵ, táo bón kéo dài. Vậy bệnh lòi dom có những nguyên nhân, dấu hiệu và những cách phòng ngừa nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời cho bệnh lòi dom là gì?

bệnh lòi dom là gì

Tìm hiểu bệnh lòi dom

Bệnh lòi dom có sự liên quan mật thiết đến bệnh trĩ ngoại, chúng ta có thể hiểu rằng bệnh lòi dom chính là giai đoạn búi trĩ bắt đầu có dấu hiệu sa ra ngoài vùng hậu môn, gây khó chịu và đau đớn khi đi đại tiện. Để thấy được rõ hơn sự giống nhau giữa bệnh trĩ ngoại và bệnh lòi dom chúng ta sẽ xem qua những nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh như sau.


Những nguyên nhân gây bệnh lòi dom

- Lòi dom do vùng hậu môn bị chèn ép kéo dài, đẩy áp lực xuống khiến trực tràng bị đẩy ra ngoài biến thành búi dom. Nguyên nhân này có thể xuất hiện nhiều ở những phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, những bệnh nhân táo bón, kiết lỵ kéo dài, những người thường xuyên ngồi hoặc đứng 1 tư thế quá lâu.

- Do các búi trĩ đã chuyển sang giai đoạn nặng không thể thụt vào sau mỗi lần đi đại tiện. Giai đoạn này các búi trĩ lòi ra hay gọi là búi dom rất dễ bị nhiễm trùng, lở loét đôi khi là chảy máu mỗi khi đi đại tiện.

- Do ăn uống không khoa học thiếu chất xơ, thực phẩm nhuận tràng khiến bệnh táo bón kéo dài dẫn tới khi đại tiện có xu hướng dặn mạnh làm cho trực tràng sa xuống gây lòi dom.


Dấu hiệu nhận biết của bệnh lòi dom

tim hiểu bệnh lòi dom

Những bệnh nhân lòi dom thường có thể dễ dàng nhận biết bằng việc theo dõi và có tất cả những dấu hiệu sau sẽ giúp bạn phát hiện từng quá trình của bệnh.

- Có thể cảm thấy một cục cứng quanh khu vực hậu môn, có thể là một khối máu đông được gọi là huyết khối trĩ ngoại hoặc cũng có thể là một đoạn ruột lòi ra ở hậu môn, thường thì nó sẽ co lên sau khi đi đại tiện những khi bệnh chuyển nặng phải dùng tay ấn thì mới co lên.

- Mỗi khi đi đại tiện thường có xuất hiện việc xuất huyết, có thể là từng giọt nhưng cũng có thể là thành tia rất nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời.

- Bệnh chuyển nặng hơn các búi trĩ không thể tự động co lại, trong sinh hoạt nó thường xuyên gây ngứa ngáy, khó chịu cùng những cảm giác đau nhẹ.

- Người bệnh thường xuyên có cảm giác nặng ở vùng hậu môn và luôn muốn đi đại tiện.

- Cuối cùng, búi dom bắt đầu nhiễm trùng lúc này người bệnh thường xuyên có cảm giác đau đớn ngay cả khi đi lại nhẹ nhàng hay ngồi xuống và cả những lúc đi đại tiện.

Từ đây dựa vào những nguyên nhân và biểu hiện của bệnh trĩ ngoại ta có thể trả lời cho câu hỏi “ bệnh lòi dom là gì? ” rằng bệnh lòi dom chính là giai đoạn 3,4 của trĩ ngoại. Là hiện tượng búi trĩ sa xuống hậu môn gây xuất huyết, khó khăn trong đại tiện và sinh hoạt.

Những cách phòng ngừa bệnh lòi dom

Để phòng ngừa bệnh lòi dom thì chúng ta sẽ áp dụng những biện pháp tương tự như với bệnh trĩ ngoại:

- Hạn chế việc dặn mạnh mỗi khi đi vệ sinh.
- Thay đổi cho bản thân một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và hợp lý để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể và hạn chế nguy cơ táo bón.
- Sử dụng giấy vệ sinh có đổ ẩm cao, mềm thay vì sử dụng các loại giấy cứng.
- Tăng cường luyện tập thể thao
- Hạn chế đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài


Trên đây là những tìm hiểu cho câu hỏi “ bệnh lòi dom là gì? ” mà bây giờ chúng ta có thể gọi là bệnh trĩ ngoại. Từ đó rút ra cho bản thân những điều cần tránh, phòng ngừa hiệu quả bệnh lòi dom do đây được coi là một giai đoạn cực kỳ nguy hiểm của bệnh trĩ nên nếu có những dấu hiệu trên cần đến ngay các phòng khám, bệnh viện để được tư vấn điều trị kịp thời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét